Hiện nay, công nghệ
thông tin đang hiện diện và đóng vai trò thiết yếu trong quá trình quản trị, điều
hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của
Internet đã làm thay đổi mô hình và phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ
chức. Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp được đẩy mạnh nhằm phục vụ
cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động sản xuất, hỗ trợ công
tác ra các quyết định, hỗ trợ gây dựng các chiến lược cạnh tranh của công ty,…
Có nhiều mô hình đầu
tư công nghệ ở doanh nghiệp. Mỗi một mô hình có cách tiếp cận không giống nhau
nhưng đều có cùng mục đích giúp doanh nghiệp định hình lộ trình đầu tư, mối
quan hệ giữa các thành phần trong tổng thể về ứng dụng công nghệ. Mỗi doanh
nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tư công nghệ thông tin cho phù hợp với
tình hình để nâng cao hiệu quả công tác sản xuất và kinh doanh.
Mô hình đầu tư công
nghệ thông tin trong doanh nghiệp được chia thành 4 giai đoạn kế thừa như sau:
- Đầu tư cơ sở công
nghệ thông tin
- Tăng cường các ứng dụng
về điều hành, tác nghiệp
- Ứng dụng toàn diện để
nâng cao năng lực quản lý và sản xuất
- Đầu tư để thay đổi
diện mạo doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Tại mỗi giai đoạn đều
có những mục tiêu khác nhau và tuân theo
các nguyên tắc cơ sở của đầu tư công nghệ: đầu tư phải phù hợp với mục tiêu
kinh doanh của công ty; đem lại hiệu quả cao; con người được trang bị đầy đủ để
phát huy các đầu tư cho công nghệ.
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về công nghệ thông
tin
Giai đoạn này đề cập đến
sự đầu tư ban đầu của doanh nghiệp vào công nghệ, bao gồm những trang bị cơ bản
về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Mức độ điều kiện “cơ bản” này có thể không
thống nhất, tuy nhiên, cần phải đạt một số yêu cầu tối giản về cơ sở hạ tầng.
Những phần này phải được trang bị đủ để triển khai một số tiện ích thường xuyên
của công ty có thể kể đến: máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, kết nối Internet,
mạng nội bộ hoặc giữa các đối tác.
Về con người, nhân
viên cần được đào tạo để sử dụng được các cơ sở hạ tầng trên vào một số hoạt động
tác nghiệp hoặc quản lý. Những đầu tư trong giai đoạn này là nhằm xây dựng “nền
tảng” cho các ứng dụng công nghệ tiếp theo.
Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng điều hành, tác
nghiệp
Mục tiêu của bước này
là đầu tư công nghệ để nâng cao hiệu quả lao động, hỗ trợ cho các bộ phận chức
năng của doanh nghiệp, cụ thể là cho hoạt động của các phòng ban tổ chức hoặc
các nhóm công tác theo nhiệm vụ.
Đây là bước phát triển
tự nhiên của đa số các doanh nghiệp, vì khối lượng thông tin cần xử lý có xu hướng
ngày càng tăng, và do đã có được các kỹ năng cần thiết về công nghệ trong các
giai đoạn trước. Các đầu tư trong giai đoạn này nhằm tự động hóa quy trình làm
việc, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, ví dụ như triển
khai các ứng dụng để đáp ứng từng lĩnh vực tác nghiệp: phần mềm kế toán, quản
lý nhân sự - chấm công, quản lý bán hàng...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét