Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực
quản lý và sản xuất
Nếu như coi giai đoạn
hai là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn thay đổi trên toàn
thể doanh nghiệp, chuyển từ cục bộ sang toàn thể là vấn đề lớn nhất của giai đoạn
3 này.
Về cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin cần có mạng điện rộng lớn, phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho
các luồng thông tin được lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận với nhau; các
phần mềm tích hợp và các cơ sở dữ liệu cấp toàn doanh nghiệp là những công cụ chính
giúp cho hoạt động quản lý và tác nghiệp thực hiện nhanh chóng. Ở giai đoạn
này, những giải pháp đồng bộ giúp công ty thay đổi chất lượng quản lý nội tại, đẩy
cao năng lực điều hành, nâng cao hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như ERP,
SCM, CRM,… cũng được triển khai.
Văn hóa số - đã được bắt
đầu xây dựng và phát triển trong hai giai đoạn trước lúc này đã trở nên chín muồi,
góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp, mà nền tảng là các chuẩn mực nghiệp vụ,
các thước đo hiệu quả công việc mới, cùng hệ thống các điều luật và công cụ theo
dõi đánh giá việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực này.
Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp, tạo
lợi thế cạnh tranh quốc tế
Đây là giai đoạn đầu
tư công nghệ để đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại,
hội nhập. Cụ thể là đầu tư công nghệ thông tin vào các sản phẩm và dịch vụ để tạo
nên ưu thế giá, sự khác biệt, và các sản phẩm ưu việt, phù hợp với chiến lược cạnh
tranh của thương hiệu.
Hiện nay, việc sử dụng
công nghệ và các dịch vụ Internet trong kinh doanh có vai trò quyết định với mọi
công ty. Từ xây dựng Intranet để chia sẻ thông tin nội bộ doanh nghiệp,
extranet để kết nối và chia sẻ có lựa chọn với các đối tác, nhà cung cấp và
khách hàng,… đều rất cần thiết. Có nhiều doanh nghiệp sử dụng Internet để tạo lập
các mô hình thương mại điện tử như B2B, B2C và B2G.
Kế thừa phát huy sức mạnh
trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong doanh nghiệp
đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới. Kinh doanh toàn cầu, công nghệ chính là công
cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược cạnh tranh.
Kết luận
Các giai đoạn đầu tư
trên đây nhằm nhấn mạnh đầu tư cho công nghệ trong doanh nghiệp phải phù hợp với
sự phát triển cũng như chiến lược kinh doanh của công ty trong mỗi giai đoạn.
Mô hình đầu tư công nghệ là một căn cứ tốt khi quyết định đầu tư cũng như là một
hệ tham chiếu tốt khi trình bày các vấn đề liên quan. Tuy nhiên đó chưa phải là mô hình duy nhất.
Dù lựa chọn bất cứ mô
hình nào, nhà quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp cũng cần trang bị cho mình một
khung kiến thức đủ sâu để hiểu và sử dụng hiệu. Có như vậy, các đầu tư công nghệ
thông tin mới đem lại hiệu quả cao nhất và hiện thực hóa được lược kinh doanh của
doanh nghiệp mình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét