7. Đặt các câu hỏi mở
Bạn không nên đưa ra các câu hỏi lựa chọn mà câu trả lời chỉ
là “có” hoặc “không”. Hãy thảo luận nhiều hơn với khách hàng về chi phí, giá cả,
thủ tục cũng như các yếu tố kỹ thuật khác đáng quan tâm. Những câu hỏi nêu ra cần
khéo léo sao cho từ câu trả lời sẽ hé mở động cơ mua sắm của khách hàng, những
vấn đề còn băn khoăn hay khúc mắc của khách hàng, đặc biệt là lý do tại sao
khách hàng quyết định mua sản phẩm của bạn.
8. Thăm dò kỹ lưỡng
và khéo léo
Khi khách hàng nói về nhu cầu sử dụng mặt hàng của họ với bạn,
đừng ngay lập tức giới thiệu sản phẩm của mình mà hãy thăm dò sâu hơn vào những
tiêu chí lựa chọn của khách hàng về mặt hàng đó.
9. Học cách lắng nghe
Bạn cần biết lắng nghe khách hàng, tạo ra cuộc đối thoại hai
chiều. Những nhân viên bán hàng nói quá nhiều trong suốt thời gian tiếp xúc với
khách hàng sẽ chỉ làm cho khách hàng cảm
thấy họ không được quan tâm, chán nản và bỏ đi. Bạn có thể cải thiện kỹ năng lắng
nghe của mình qua việc ghi chép, quan sát hành đồng, thái độ của khách hàng, đừng
vội vàng kết luận mà hãy tập trung vào những gì khách hàng nói.
10. Những công việc hậu
mãi
Hãy viết một tấm thiệp cảm ơn hoặc gọi điện cho khách hàng
sau khi họ mua sản phẩm để thể hiện sự biết ơn cũng như đảm bảo rằng khách hàng
thực sự thoả mãn với sản phẩm của bạn. Luôn cố gắng duy trì mối liên hệ thường
xuyên như vậy trong mọi giao dịch bán hàng.
11. Ghi chép những
khiếu nại, phàn nàn
Hãy để cho các khách hàng thấy bạn thực sự quan tâm đến những
vấn đề của họ bằng cách ghi chép lại tất cả những khúc mắc của khách hàng. Như
vậy, bạn có thể trả lời rành mạch tất cả những phàn nàn của khách hàng rõ ràng,
cụ thể, xác định đúng vấn đề và cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại những
lợi ích gì cho họ.
12. Khuyến khích mua
thử lần đầu
Bạn có thể áp dụng những cách thức khuyến mãi để khách hàng
mua thử sản phẩm của bạn lần đầu. Ví dụ như: “Giảm giá nếu bạn mua ngay hôm
nay”, hoặc “Nếu mua ngay lúc này, bạn sẽ nhận được phần quà miễn phí”. Hãy đặt
ra cho khách hàng những sự lựa chọn trong tầm kiểm soát của bạn, thay vì “có”
hoặc “không”, bạn có thể đề ra những lựa chọn như “mua một hay hai sản phẩm”.
13. Sử dụng lời chứng
nhận xác thực
Khách hàng có thể nghi ngờ rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn có
làm được những điều mà bạn nói hay không. Vì thế, bạn hãy sử dụng những bằng chứng
xác thực về việc các khách hàng hiện tại hay quá khứ đã sử dụng và tán dương,
khen ngợi sản phẩm của bạn như thế nào.
15. Biết rõ về khách
hàng và về công việc của họ
Hiểu khách hàng sẽ giúp bạn biết rõ điều họ muốn là gì, họ cần
gì, họ có sẵn sàng mua sản phẩm của bạn không?... Hiểu khách hàng cũng giúp bạn
dễ lấy lòng họ hơn.
16. Đề nghị khách
hàng cho biết ý kiến phản hồi
Nếu phản hồi của khách hàng không mấy tích cực, hãy vui vẻ
chấp nhận nó và rút kinh nghiệm sửa chữa, khách hàng sẽ đánh giá bạn có ý thức
khắc phục sai sót. Đừng bao giờ phủ nhận sai lầm. Nếu khách hàng tỏ ý không muốn
quay lại công ty của bạn lần thứ hai, hãy vui vẻ nói cho họ biết những dự định,
sản phẩm mới, và mong họ suy nghĩ lại.
Chúc bạn thành công!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét