Chúng ta đều biết để lãnh đạo hiệu quả rất cần các kỹ năng
giao tiếp, khả năn thuyết phục, đàm phán và thương lượng . Song, một yếu tố
không thể thiếu để đem lại thành công là “ hài hước” – lại ít được mọi người
chú ý tới. Có thể nói đây là một yếu tố mang nhiều tính nghệ thuật mà không phải
ai cũng có được.
Ông cha ta thường có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc
bổ” - câu nói này luôn đúng như một chân lý. Sự hài hước có thể mang đến tinh
thần thoải mái, nhẹ nhàng và tạo ra nhiều hứng thú, đặc biệt là trong mối quan
hệ giữa người với người. Hài hước được hiểu là kỹ năng vận dụng vốn ngôn ngữ sẵn
có vào tình huống phù hợp , đúng các quy tắc để tạo tiếng cười. Nhà lãnh đạo
rèn luyện kỹ năng này để có thêm công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo,
quản lý doanh nghiệp. Tố chất này, rất may, không hẳn là một phẩm chất bẩm sinh
mà có thể khổ công rèn luyện như các kỹ năng khác.

Một lời chào mở đầu ấn tượng hay những câu nói hài hước có
thể tạo ra không khí thân mật, cởi mở. Một lời nhận xét hóm hỉnh; một câu đối
đáp, trả lời dí dỏm hoặc một sự so sánh, ví von nhiều hình ảnh dễ nhớ, pha một
chút gây cười luôn có thể tạo ra những hiệu ứng tinh thần tốt hơn cả những gì bạn
mong đợi. Không quá khó khăn để rèn luyện những lời bình luận khôi hài, một câu
chuyện tự trào... sẽ nếu bạn quyết tâm học hỏi và thường xuyên ứng dụng để biến
nó thành kỹ năng thành thục.
Doanh nhân là người luôn có nhiều mối quan hệ để phục vụ công việc
kinh doanh, phải thường xuyên tiếp xúc với cấp dưới, khách hàng, các cổ đông
cũng như đối tác, giới truyền thông hay đồng nghiệp trong hiệp hội, thậm chí
các cơ quan quản lý... Đây cũng là nhóm công chúng mà doanh nghiệp cũng như nhà
quản trị phải hướng đến trong quá trình lãnh đạo, điều hành. Tùy vào từng loại nhóm
đối tượng mà doanh nhân cần cách thức giao tiếp khác nhau nói chung và cách sử
dụng ngôn ngữ tình huống hài hước nói riêng.
Đối với những đối tượng của hoạt động kinh doanh khác thì cần
phải trao đổi, thuyết phục, đàm phán về quan điểm, ý kiến cá nhân, sản phẩm và
phương án của mình nhằm hiểu thấu lẫn nhau hay tìm sự đồng thuận về lợi ích.
Tuy nhiên, đối với nhân viên, nhà quản lý tuy có quyền ra lệnh với nhân viên,
đây là điều không cần bàn cãi – song không phải lúc nào cũng nên lãnh đạo bằng
mệnh lệnh.
Việc học hỏi và ứng dụng khiếu hài hước trong công tác quản
lý giúp người lãnh đạo kết nối trái tim với thành viên trong công ty và gây ấn
tượng đẹp ở cuộc gặp gỡ lần đầu, tạo dựng một tinh thần vui vẻ, thân thiện
trong buổi hội thảo. Điều này rất thuận tiện cho việc trao đổi, đàm phán cunxng
hư phá bỏ cái vỏ cứng nhắc, hình thức khách sáo.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét